4 Cách Quản Lý Cảm Xúc Rất Hay Từ Thầy Trần Việt Quân

Cảm xúc có thể xem như con dao hai lưỡi. Khi cảm xúc có chừng mực, đặt đúng nơi, đúng thời điểm, nó có thể trở thành động lực cho mọi người cố gắng, nỗ lực trở nên tốt hơn, làm việc tốt giúp cho người, cho cộng đồng và thiên nhiên muôn loài.

Nhưng khi cảm xúc quá đà, đặt không đúng nơi, không đúng thời điểm, một người có thể có những lời nói, hành động không sáng suốt gây tàn phá các mối quan hệ, hủy hoại sự nghiệp của chính mình, gây ra những hậu quả nghiêm trọng,....

Để có thể quản lý cảm xúc tốt hơn, cùng đón đọc 4 cách quản lý cảm xúc rất hay từ thầy Trần Việt Quân bạn nhé!

1. THÂN - Thay đổi trạng thái cơ thể trên thân

Thực tế những hành động chúng ta làm có thể tạo ra cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực mà đôi khi chúng ta không hề hay biết. Một người đang trong trạng thái bình thường nhưng chỉ cần gồng người, nắm chặt hai nắm đấm, hơi thở dồn đập, răng nghiến, mắt nhăn lại, suy nghĩ muốn gây hấn, đánh đấm, đập phá,... là họ dễ dàng sân giận và có hành vi thiếu sáng suốt với người khác.

Do đó, để có thể quản lý cảm xúc của bản thân ở cấp độ cơ bản nhất, ta sẽ quản lý phản ứng trên thân mình. Để làm được điều này, ta cần quan sát kỹ, nhận diện sự thay đổi trên thân (hơi thở, nhiệt độ, nhịp tim, cơ mặt, ánh mắt, ý nghĩ, lời nói, hành vi,...). Từ đó thay đổi trạng thái cơ thể hướng về 3 gốc, tách mình ra khỏi tình trạng khó chịu. Như vậy, ta vừa có thể giải phóng năng lượng tiêu cực, quá đà vừa làm cho cơ thể khỏe mạnh, cảm xúc lắng dịu hơn.

Một số hành động đơn giản để thay đổi trạng thái cơ thể:

  • Đi ra nơi khác, hít thở sâu hoặc nín thở vài giây
  • Uống ly nước mát
  • Vươn vai, vặn vẹo các khớp
  • Thể dục: đi dạo, chạy bộ, bơi lội, tập võ, hít đất, khí công, yoga,..
  • Làm vườn, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa

2. KHẨU - Thay đổi ngôn ngữ sử dụng

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người sau khi sử dụng phương pháp Hoʻoponopono với 4 câu: "Cảm ơn bạn - Xin lỗi bạn - Thương nhiều lắm - Hãy tha thứ cho tôi", họ cảm thấy cuộc sống của mình trở nên tốt hơn.

Hay có những người thường xuyên nói những lời cay độc, tiêu cực thì cuộc sống của họ và những người xung quanh dễ trở nên tiêu cực. Bởi lời nói có ảnh hưởng tới suy nghĩ, cảm xúc, hành động của mọi người dù ít hay nhiều. Điển hình như cách Socrates phản ứng, đáp lại với những hành động từ người vợ của mình.

Một hôm, nhà hiền triết Socrates mời các bạn dùng cơm ở nhà. Không biết có việc gì, bà vợ bưng cả đồ ăn quăng ra ngoài cửa sổ. Ông cũng như thường, tươi cười bảo bạn: "Thì bà muốn chúng mình ra sân mát mẻ hơn." Quá sức tức tối, bà vợ bèn vác chổi ra sân quơ luôn các đồ ông đã lượm sắp vô mâm, đĩa vào sọt rác,.... Xong xuôi, bà vợ hầm hập bỏ vào nhà. Các bạn ông giận đỏ mặt, muốn gây sự. Ông liền nắm tay áo các bạn lại và ôn tồn bảo: "Ví dụ anh em ta đang ngồi ăn, rủi bị một con gà mái nhảy xổ vào, làm văng cả bát đĩa, các anh có đi gây sự với nó không?"

Do đó, khi đối diện với những hoàn cảnh không như ý, với cơn sóng cảm xúc đang dâng trào, chúng ta có thể sử dụng cấp độ thứ 2 trong quản lý cảm xúc là thay đổi ngôn ngữ sử dụng.

Một số hành động thay đổi ngôn ngữ sử dụng gợi ý:

  • Im lặng
  • Nói năng có chừng mực
  • Sử dụng ngôn ngữ hài hước
  • Sử dụng ngôn ngữ tích cực. Ví dụ khi xe bị bể bánh, thay vì nói "Hôm nay xui quá chạy xe mà lại bị bể bánh". Hãy nói: "May quá xe bị hư mà mình lại an toàn không bị gì cả."
  • Sử dụng những câu nhắc tâm hướng tới 3 gốc. Ví dụ như: "Chậm lại - Hít thở - Quan sát", "Lấy cảnh luyện tâm, quay về nhìn lại", "Đừng nhìn lỗi người, hãy nhìn lỗi mình", "Cho con biết khiêm hạ - Biết tôn trọng mọi người - Tự thấy mình nhỏ thôi - Việc tu còn kém cỏi."
4 lời nhắc tâm - Trái Tim Thông Tuệ

Ngoài ra, vì hiểu rằng cuộc sống vốn vô thường - khổ - bất như ý, do đó khi làm việc chúng ta luôn trong tâm thể làm tốt nhất và chuẩn bị trước kịch bản cho những điều tệ nhất sẽ xảy ra (kể cả cái chết).

Với một người làm kinh doanh, ngoài việc quan sát - phân tích - đúc kết để lên kế hoạch, hành động tốt nhất. Người đó cũng sẵn sàng trong tinh thần nếu thị trường trở nên khó khăn, hoàn cảnh kinh doanh không diễn ra như ý muốn. Cùng lắm là người đó sẽ phá sản, tay trắng lập nghiệp lại. Quan trọng là khi sự việc này diễn ra, tâm người đó đối diện ra sao? Người đó phản ứng như thế nào? Nhận ra được bài học, thông điệp gì mà vũ trụ gửi tới họ?

Bạn có thể tìm thêm ví dụ khi đọc cuốn sách "Cội nguồn trí tuệ cảm xúc" mua từ BKESHOP tại link: https://bkeshop.com/products/coi-nguon-tri-tue-cam-xuc-bai-hoc-va-thuc-hanh/?ref=0386156641

3. Ý - Thay đổi điểm tập trung

Cảm xúc của một người thường trải qua tiến trình Xúc - Thọ - Ái. Do đó, mỗi khi cơn cảm xúc quá đà, ta có thể dừng tiếp xúc với đối tượng đã làm khởi nguồn lên cảm xúc bên trong ta bằng cách thay đổi điểm tập trung. 

Tiến trình Tình cảm (Xúc -> Thọ -> Ái)

Một số gợi ý giúp thay đổi điểm tập trung:

  • Nhịn thở 60 giây (hoặc thở chậm, thở ít) - phương pháp thở rùa, thiền chánh niệm
  • Mở loa pháp thoại, nghe video bài giảng tinh hoa từ các vị thầy hiền trí
  • Nghe nhạc thiền, nhạc 3 gốc
  • Đọc sách tinh hoa
  • Đi bộ, tập thể dục
  • Kết nối, chia sẻ với nhóm bạn tốt

Ứng dụng thay đổi điểm tập trung trong đời sống

Khi sếp họp và mắng chửi cả team. Thay vì cảm thấy mình bị oan, giận, nghĩ quẩn là: "Tôi oan ức, tôi thiệt thòi,...", hãy đi bộ thư giãn, nghe bài giảng từ các vị thầy hiền trí để hiểu hơn về vấn đề của mình, có cái nhìn sáng suốt về sự vật, sự việc diễn ra.

Để thực hành quản lý cảm xúc hiệu quả, bạn nên có nhóm bạn tốt cùng nhắc nhau rèn luyện, làm bài tập mỗi ngày. Khóa học Trái Tim Thông Tuệ là hành trình 6 tuần rèn luyện giúp bạn Luyện tâm vững vàng - bình an trước ngoại cảnh tại: https://bke.edu.vn/thongtue/

4. TÂM - Thiền tứ niệm xứ

Cảm xúc là các hạt giống có sẵn bên trong mảnh đất tâm mỗi người ở dạng ngủ ngầm. Tùy hạt giống ngủ ngầm mà khi tiếp xúc với các đối tượng bên ngoài phù hợp, các hạt giống sẽ mọc lên các cây tương ứng.

Để có thể đi sâu vào xử lý những hạt giống sinh ra cảm xúc tiêu cực hoặc quá đà, chúng ta sử dụng phương pháp thiền Tứ Niệm Xứ: quan sát thân - thọ (cảm giác, cảm xúc) - tâm - pháp.

Cây cảm xúc mọc lên - Trái tim thông tuệ

Thân: quan sát thân thể một cách thường xuyên, tỉnh thức.

Quan sát sự có mặt của các bộ phận thân thể, cách hoạt động của thân, các tác động lên thân, quá trình sinh ra - phát triển - đau bệnh - chết đi của các bộ phận thân thể. 

Ví dụ: sợi tóc con mọc lên, dài, to ra. Theo thời gian, tóc già yếu, bạc và rụng đi.

Thọ: quan sát cảm thọ (cảm giác, cảm xúc) một cách thường xuyên, tỉnh thức.

Quan sát sự có mặt của các cảm giác, cảm xúc, quá trình sinh ra, phát triển, biến mất của các cảm giác, cảm xúc. 

Ví dụ: bạn quan sát thấy được cơn đau bất thường nơi ngực, thấy rõ cơn đau từ lúc nó xuất hiện cho đến lúc nó âm ỉ, chấm dứt.

Tâm: quan sát tâm một cách thường xuyên, tỉnh thức.

Quan sát sự có mặt của các hạt giống 3 gốc - 3 độc trong tâm, quá trình sinh ra - diệt đi của các hạt giống 3 gốc - 3 độc trong tâm. 

Ví dụ: bạn rất thích ăn một món nào đó. Khi món đó xuất hiện, bạn thấy rõ tâm tham ăn, thích thú của mình, thấy rõ cảm giác thèm, muốn ăn ngay. Bạn ghi nhận và bình thản quan sát, sau đó bạn vẫn ăn món đó bình thường. Dần dần, bạn thấy tâm tham ấy biến mất, bạn ăn trong bình an, chẳng thèm muốn, ham muốn như lúc đầu. Từ hạt giống tham ban đầu đã biến thành hạt giống bình an.

Pháp: quan sát các đối tượng của tâm một cách thường xuyên, tỉnh thức.

Quan sát những gì xảy ra tác động đến tâm thức để hiểu rõ tiến trình và quy luật, thông điệp, bài học rút ra từ những điều ấy.

Để dễ dàng thực hành phương pháp này, bạn có thể thực hiện quan sát thân và quan sát tâm (3 bước quan sát thân - tâm hay còn gọi là 3 bước làm chủ cảm xúc).

Nếu đã thực hành thường xuyên, thuần thục 3 bước quản lý cảm xúc trên, bạn có thể thực hành thêm bước 4 - SUY NGẪM. Đây là bước bạn quan sát pháp nghĩa là quan sát các sự vật, hiện tượng đang diễn ra như thế nào, có những bài học, quy luật gì bạn đúc kết được từ những điều ấy. Bước này đòi hỏi bạn cần phải có hiểu biết nền tảng.

Khi bạn càng hiểu rõ về cái tôi, sự biến đổi không ngừng của mọi thứ (vô thường), về quy luật nhân quả, bạn càng vững vàng trước khổ đau, sóng gió. Lúc này, cảm xúc của bạn không còn nghiêng ngả giữa hai chiều được - mất, khen - chê, vinh - nhục, sướng - khổ mà bình an, định tĩnh hơn. Bạn sẽ không còn như con lật đật giữa cuộc đời mình, cứ lắc lư mãi một chỗ không yên, cứ bám chấp mãi vào những điều không thể thay đổi mà không chịu buông ra. Mọi thứ sẽ trở nên giản đơn khi ta giữ được tâm quan sát để không bị cuốn theo những cơn sóng cảm xúc...

Để có thể hiểu và ứng dụng 3 bước quan sát Thân - Tâm, bạn có thể tham gia khóa học Trái Tim Thông Tuệ tại: https://bke.edu.vn/thongtue/
4.8 5 votes
Article Rating
Nana Tuệ Tĩnh

BTC khóa học Rèn trí sáng suốt

guest

1 Comment
Newest
Oldest Most Voted
Inline Feedbacks
Xem tất cả comment
Nguyễn thiện Trung
Nguyễn thiện Trung
1 month ago

Biết ơn thầy và các cộng sự của BKE

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>